THÓI
QUEN
THÓI QUEN TỐT THÓI
QUEN XẤU
▼ ▼
▼ ▼
HIỆU QUẢ HẬU QUẢ
▼ ▼
THÀNH CÔNG THẤT BẠI
▼ ▼
THÀNH CÔNG THẤT BẠI
Thay đổi thói quen – Thay đổi cuộc đời
Tất cả chúng ta đều đeo đuổi sức khỏe
– giàu có – hạnh phúc – thành công và nhiều thứ khác trong đời. Tuy nhiên chỉ
có ít hơn 20% những người đạt được kết quả mong muốn, và phần còn lại chiếm hơn
80% dù có ước muốn nhưng lại không chạm đến được thành công.
Nhiều người ngày nay tuyên truyền về
việc “Hãy cứ ước muốn và rồi sẽ thành công”, “Hãy thiết lập mục tiêu – lên kế
hoạch và rồi thành công sẽ đến”, “Hãy bắt đầu tưởng tượng về những gì bạn mong
muốn trong đời – những kết quả tuyệt vời nhất và rồi thành công sẽ đến”… Hay rất
nhiều những tuyên ngôn khác nhau về thành công và phương pháp đạt được thành
công trong đời. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng chỉ có ít hơn 20% những người đạt
được thành công thực sự trong cuộc sống, còn lại đến 80% những người thiết lập
mục tiêu – lên kế hoạch và rồi kế hoạch vẫn mãi là kế hoạch, mục tiêu vẫn mãi
là mục tiêu, và thành công vẫn chỉ là “ước mơ” xa vời không chạm đến được. Lời
giải thích cho hiện tượng trên và phương pháp thực sự dẫn đến thành công là gì?
Câu trả lời nằm ở: THÓI QUEN.
Tại sao thói quen có mối quan hệ mật
thiết đến thành công? Nguyên nhân là vì hầu hết mọi người nhìn thành công chỉ với
góc độ “kết quả” chứ không nhìn thành công dưới góc độ
“hành trình” đạt được kết quả. Đó là nguyên nhân hầu hết mọi người thất bại.
“hành trình” đạt được kết quả. Đó là nguyên nhân hầu hết mọi người thất bại.
Nguyên nhân thất bại của hầu hết mọi
người không phải là họ không mong muốn kết quả – không hành động để đạt được kết
quả… mà nguyên nhân hầu hết là việc tạo ra kết quả (mà họ đã từng tạo ra) không
thể “tái lặp” và “nhân bản” lên ở mức độ cao hơn. Thường thì khi một người hành
động và tạo ra kết quả khá dễ dàng, nhưng để tạo ra “kết quả lớn hơn” thì lại
không dễ dàng. Họ bắt đầu tìm kiếm những lĩnh vực khác, các ngành nghề khác,
các chuyên môn khác để có được kết quả lớn hơn. Thực tế thì không phải vậy! Để
có một kết quả lớn hơn, thì về cơ bản ta làm ba việc: Thứ nhất là hành động tạo
ra kết quả, thứ hai là quy trình hóa để tái lặp được những kết quả đã từng được
tạo ra, và thứ ba là “nhân bản” kết quả đó lên với quy trình đơn giản hơn mà hiệu
quả hơn. Hầu hết mọi người không hiểu được điều này cho nên họ thất bại.
Kết quả ban đầu của bất kỳ lĩnh vực
nào luôn là nhỏ, thậm chí là rất nhỏ. 80% những người thiếu kiên nhẫn, không
đam mê công việc hay muốn thành công nhanh chóng đều “chuyển nghề” với lý do là
làm nghề này bao lâu mới giàu? Làm nghề này bao lâu mới thành công? Và đến đây
thì có 2 hướng khác nhau sẽ dẫn đến 2 loại người thất bại – thành công khác
nhau.
Ở trường hợp thứ nhất: Người thất bại
sẽ “chuyển nghề” và di chuyển đến môi trường mà khả năng tạo ra thành công cao
hơn và như thế họ không hề tích lũy được chuyên môn – ở chiều sâu của lĩnh vực
mà mình đã tham gia và thế là họ “mất gốc”. Ban đầu mọi ngành nghề đều có vẻ “dễ
dàng” – vì “dễ dàng” mới có thể có thông điệp thu hút nhiều người tiếp cận,
nhưng càng đi sâu vào bên trong thì không dễ dàng nữa, bất kỳ nghề nào cũng thế.
Và khi người thất bại bỏ lĩnh vực thứ nhất (vì đi vào sâu nó không còn dễ dàng
nữa) – để tiếp cận đến lĩnh vực thứ hai – thì vấn đề họ gặp ban đầu của lĩnh vực
thứ nhất cũng lặp lại tương tự: Ban đầu kết quả luôn thấp và khi gặp khó khăn
trong lĩnh vực của mình tham gia và kết quả đạt được thấp hơn mong muốn – và rồi
họ tiếp tục bỏ cuộc – như họ đã từng bỏ cuộc ở những lĩnh vực trước đó. Điều
này cứ tiếp tục tái lặp như vậy: Người thất bại sẽ gặp lại “vấn đề của họ” tại
chỗ “nút thắt” của bất kỳ lĩnh vực nào họ tham gia trước đó – nếu như họ không
thay đổi. Sự thay đổi ở đây không phải là “nhảy việc mới” – “nhảy nghề mới” –
“làm lại từ đầu với chuyên môn mới”… với mong muốn tạo ra kết quả “nhanh hơn” –
“nhiều hơn” – mà lại không dựa trên một nguyên tắc quan trọng là “tái lặp kết
quả cũ theo cách đơn giản và hiệu quả hơn” – đó chính là THÓI QUEN và nguyên tắc
để tạo nên kết quả vĩ đại bắt đầu từ những kết quả nhỏ được tái lặp ở mức độ
tinh vi – đơn giản mà hiệu quả.