“Từ
tính – Tính chất của một vật như nam châm hút sắt là một trong những lực bất
biến của vũ trụ. Lực này duy trì sự vận động của những hạt nhỏ nhất là nguyên
tử cho đến kết nối những vật lớn nhất trong dải ngân hà và toàn bộ vũ trụ”
Hiện tượng nam châm hút sắt là một hiện tương phổ biến
nhất mà bất kỳ ai cũng thấy được. Trái đất chính là nam châm khổng lồ mà bạn
được biết đến và trong vũ trụ có hàng ngàn trái đất như thế vận động. Nếu như
không có quy luật của từ tính tất vũ trụ sẽ không thể vận động ổn định như vậy.
Nhưng trước hết ta hãy xem hiện tượng giữa nam châm và sắt.
Thanh nam châm có từ tính và xung quanh nam châm có từ
trường. Khi sắt di chuyển trong từ trường của nam châm, tức thì nam châm hút
sắt ngay và sắt bị hút bởi từ tính của nam châm. Sắt không bao giờ nói:
"Hãy đợi tôi làm việc này một tý rồi tôi mới bị hút". Không bao giờ
lời đề nghị này thành hiện thực, bởi vì ngay khi ở trong từ trường nam châm,
sắt bị hút ngay. Quy luật này đảm bảo cho thế giới vận động, và sắt không thể
"hối lộ" nam châm để được thuận buồm xuôi gió đi ngang qua thanh nam châm. Bạn có biết vì sao không?
Thực ra sắt cũng có từ tính, nhưng các nguyên tử của sắt
được sắp xếp "lộn xộn" cho nên từ tính sinh ra bởi sắt rất yếu ớt.
Ngược lại các nguyên tử của thanh nam châm được sắp xếp rất trật tự, theo một
hướng duy nhất là 2 cực – một cực âm và một cực dương, tức là các nguyên tử
trong thanh nam châm rất thẳng hàng. Khi sắt di chuyển qua thanh nam châm, lập
tức sắt bị hút, lúc này sắt trở thành nam châm tạm thời – Các nguyên tử của sắt
bắt đầu sắp xếp lại vị trí thẳng hàng – Phân thành 2 cực rõ rệt. Nếu tách rời
sắt sau khi đã bị nam châm hút thì sắt có thể hút sắt khác (rất yếu). Tuy nhiên
nếu để sắt "xa nam châm" một thời gian dài, sắt sẽ trở về y như vị
trí cũ – Các nguyên tử lại sắp xếp lộn xộn. Còn nam châm vốn là như thế, cho
nên trong mọi trường hợp nam châm vĩnh cửu đều hút được sắt và những vật có từ
tính tương tự.
Bạn cũng thể có thấy trường hợp sau: Nếu hai nam châm đặt
cạnh nhau thì thế nào? Hai nam châm sẽ hút nhau nếu như được đặt ở 2 cực khác
nhau. Nhưng 2 nam châm vĩnh cửu sẽ "đẩy nhau dữ dội" nếu như được đặt
ở 2 cực giống nhau. Bạn có thấy hiện tượng tương tự trong đời sống không?
Nếu ta xem trạng thái của nam châm – các nguyên tử bên
trong thẳng hàng theo một hướng nhất định tương tự như trường hợp một con người
có tính nhất quán (tức là những nói nghĩ – nói – và làm là một) thì hiện tượng
nam châm hút sắt và hiện tượng hút – đẩy nhau sẽ ứng nghiệm ngay cả trong cuộc
sống thực tế.