[THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI] THAY ĐỔI THÓI QUEN TRÌ HOÃN – BẰNG THÓI QUEN “LÊN KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ TUẦN”
Lý do SỰ TRÌ HOÃN, bị loại trừ: “Tôi lại quên làm nó mất rồi”
Chúng ta thường xuyên trì hoãn –
không phải do lười biếng, mà chỉ đơn giản bởi chúng ta quên. Dù cho bạn giỏi nắm
bắt ý tưởng đến mấy đi nữa thì bạn cũng không thể hành động nếu bạn không theo
dõi chúng. Hơn nữa, bạn sẽ thường xuyên phải gồng lên để hoàn thành một công việc
nào đó nếu bạn không đưa ra kế hoạch và thời hạn hoàn thành nó. Tất cả những điều
này có thể được giải quyết bằng việc phát triển thói quen đánh giá tuần.
Đánh giá tuần là một khái niệm được
chia sẻ trong cuốn Getting Things Done của David Allen. Đây là một khái niệm đặc
biệt hữu ích để ngăn chặn sự trì hoãn. Nó rất đơn giản. Mỗi tuần một lần (tốt
nhất là vào Chủ nhật), hãy xem xét và lên lịch cho những dự án/công việc trong
7 ngày tiếp theo mà bạn muốn hoàn thành. Thêm vào đó, hãy xử lý mọi ghi chú từ
cơ chế nắm bắt ý tưởng của bạn cũng như mọi công việc giấy tờ mới.
Bạn có thể hoàn thành tất cả những điều này chỉ bằng 3 bước đơn giản sau:
Bước 1: Đặt ra 3 câu hỏi
Khi bắt đầu việc đánh giá hằng tuần,
hãy hỏi 3 câu hỏi sau, chúng sẽ giúp bạn định hình trọng tâm những gì mình sẽ
làm trong 7 ngày tiếp theo.
Câu hỏi 1: Mình có việc riêng nào không?
Bạn có hoạt động gia đình nào đã được
lên kế hoạch từ trước không? Bạn có định đi nghỉ không? Bạn có cuộc hẹn, buổi gặp
hay cú điện thoại cá nhân nào không? Có điều gì thú vị mà bạn muốn làm không?
Đối với tôi, thật khó để hoàn thành dự
án khi tôi có vô vàn việc riêng. Vì vậy, tốt nhất là hãy lên kế hoạch đề phòng
những điều có nguy cơ sẽ làm gián đoạn công việc, hơn là để chúng đột ngột xuất
hiện và phá hỏng tuần tới của bạn. Thành thật mà nói, giảm lượng kết quả còn tốt
hơn là cố trở thành siêu nhân và hoạt động quần quật 16 tiếng mỗi ngày.
Câu hỏi 2: Đâu là những dự án mà tôi cần ưu tiên?
Đôi khi, một dự án sẽ được ưu tiên
hơn những dự án khác. Đây là lúc bạn có thể trì hoãn những điều khác lại. Tôi
có một niềm tin mãnh liệt rằng chỉ nên tập trung vào từng công việc một. Bạn có
thể sử dụng những đánh giá tuần để tập trung cố gắng của bạn vào việc hoàn
thành một dự án có tác động to lớn nhất đến sự nghiệp hoặc đời sống cá nhân của
bạn.
Câu hỏi 3: Tôi có bao nhiêu thời gian?
Đây là một câu hỏi vô cùng quan trọng.
Nếu bạn biết thời gian là hữu hạn, bạn sẽ cần ngừng bắt đầu những dự án mới.
Điều quan trọng bạn cần biết là bạn
chỉ những “khối thời gian”. Còn hiện tại, chỉ cần biết rằng việc theo dõi số lượng
giờ thực tế mà bạn dành ra cho việc công cũng như việc tư là rất quan trọng. Một
khi bạn đã biết được trung bình bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian đối với nhiều
công việc khác nhau, bạn có thể sử dụng câu hỏi thứ 3 này để quyết định đâu là
dự án bạn có thể phân bổ tốt nhất thời gian và năng lượng của bản thân.
Bước 2: Lên lịch trình cho những nhiệm vụ dự án
Sau khi trả lời ba câu hỏi trên, hãy
vạch ra những công việc bạn sẽ làm trong 7 ngày tới. Cách đơn giản nhất là nhìn
vào danh sách dự án của bạn và lên lịch trình sao cho bạn có thể thực hiện được
những hoạt động quan trọng nhất.
Hãy xem xét chi tiết từng dự án. Hãy
xác định những mục trong danh sách đó mà có tác động to lớn nhất tới công việc
cũng như đời sống cá nhân của bạn. Sau đó, hãy lên lịch trình sao cho bạn có thể
thực hiện những việc này trong 7 ngày tiếp theo.
Bước 3: Xử lý các ý tưởng đã được nắm bắt
Bạn đã có một cuốn sổ hoặc ứng dụng để
ghi lại những ý tưởng xuất sắc. Vậy bằng cách nào bạn có thể theo sát chúng? Giải
pháp đơn giản nhất là giải quyết từng ý tưởng một. Hãy làm chúng ngay tức khắc
hoặc xếp lịch khi nào bạn có thể thực hiện chúng. Cả quá trình này có thể được
gói gọn thành một đánh giá tuần.
Bạn chỉ cần đơn giản là mở quyển sổ
hoặc ứng dụng nắm bắt ý tưởng ra và lướt qua từng ghi chú một. Về cơ bản, bạn sẽ
quyết định một trong hai điều sau:
1. Những ý tưởng có thể thực hiện ngay
Đó chính là quy tắc “hai phút” của David Allen. Nó phát biểu
rằng nếu một ý tưởng có thể hoàn thành trong hai phút, thì bạn nên làm nó ngay
lập tức. Đừng trì hoãn nó và cũng đừng xếp lịch cho nó. Hãy làm nó ngay!
Từ giờ, nếu có một ý tưởng bạn muốn
thực hiện ngay tức thì, hãy viết ra một kế hoạch chi tiết từng bước về cách bạn
sẽ làm nó. (Bạn còn nhớ thảo luận của chúng ta về Hiệu ứng Zeigarnick và tại
sao việc không có kế hoạch lại cản trở những dự án hiện tại không?) Hãy viết ra
một loạt những hành động mà bạn sẽ làm với ý tưởng này và đưa những điều đó vào
tuần của bạn.
2. Những ý tưởng không thể thực hiện ngay
Đôi khi bạn có một ý tưởng xuất sắc
nhưng đó chưa phải là lúc thích hợp để thực hiện nó. Mặc dù vậy, bạn vẫn muốn
theo sát nó. Hãy chọn một ngày để thực
hiện ý tưởng và sau đó hãy đặt một lời nhắc nhở vào bên trong những ghi chú của
bạn. Với cách đó, bạn sẽ không bao giờ bỏ lỡ một ý tưởng quan trọng nào.
Áp dụng thói quen
Rõ ràng, bạn sẽ không cần sử dụng
thói quen này hằng ngày. Mặc dù vậy, việc thực hiện nó theo tuần sẽ giúp bạn
xác định được những công việc quan trọng, và cuối cùng cho phép bạn vượt qua được
sự trì hoãn. Bạn có thể thực hiện thói quen này bằng cách làm theo những điều
sau:
1. Mỗi tuần, hãy dành một khoảng thời gian nhất định cho việc đánh giá.
2. Bắt đầu bằng cách đặt 3 câu hỏi để xác định những dự án cũng như những
công việc cá nhân quan trọng.
3. Phân chia thời gian cho từng mục và lên kế hoạch cho tuần của bạn.
4. Xử lý những ghi chú, thực hiện những nhiệm vụ chí mất hai phút để hoàn
thành và tạo nhắc nhở nhằm theo sát những ý tưởng chưa thể thực hiện ngay.
5. Hãy luôn làm đánh giá tuần, ngay cả nếu sắp tới, bạn không có công việc
nào quan trọng.
Tóm lại, đánh giá tuần rất quan trọng
đối với việc chống lại sự trì hoãn. Khi bạn lên kế hoạch cho 7 ngày, bạn sẽ tạo
ra một cảm giác cấp bách, thúc đẩy bạn tập trung vào những điều quan trọng. Hãy
phát triển thói quen để xác định những dự án quan trọng sắp tới và gạt bỏ mọi sự
phân tán ra khỏi tâm trí bạn.
ĐỌC THÊM – SÁCH – THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI:
https://tiki.vn/thay-doi-thoi-quen-thay-doi-cuoc-doi-change-your-habits-change-your-life-p9961719.html?spid=89429426